1. Nâng cấp và cập nhật thường xuyên các bản vá lỗi cho phần mềm trên máy bạn.
2. Kiểm tra và điều chỉnh tất cả các thiết lập của bạn để đảm bảo các thiết lập an toàn, vì các thiết lập an toàn không được đặt mặc định từ đầu.
3. Sử dụng tường lửa và nâng cập thường xuyên.
4. Sử dụng mật mã an toàn: có ít nhất 13 ký tự, gồm cả ký tự chữ và số. Nhớ rằng nên thay đổi mật mã của bạn ít nhất là vài tháng một lần.
5. Sử dụng một chương trình antivirus mạnh và tin tưởng, chẳng hạn như Norton Antivirus hay Bitdefender… và nhớ hãy nâng cấp thường xuyên.
6. Không mở bất cứ một file nào mà bạn không chắc chắn 100% rằng nó an toàn hoặc không biết về xuất xứ của nó.
7. Xóa tất cả những file nhật ký (ví như cookies, danh sách địa chỉ Internet đã duyệt và các file tạm thời (cache) …), các file thông tin hoặc những file cá nhân mà bạn không cần đến bằng một chương trình chuyên về dọn dẹp (như Eraser) thay vì chỉ đơn giản là xóa chúng đi.
8. Sử dụng mã hóa để tăng cường tính bảo mật. Sử dụng các chương trình mã hóa (như Hushmail hay Ziplip) và mã hóa các file nhạy cảm trên máy tính của bạn.
9. Không sử dụng những máy tính công cộng để đăng nhập vào bất cứ tài khoản nào của bạn, bởi vì có thể chúng sẽ chứa những trojan và những phần mềm gián điệp để ăn cắp thông tin cá nhân từ bạn.
10. Nếu gặp một vấn đề gì bạn không chắc chắn, hãy tìm kiếm thông tin về nó. Nếu vẫn không thể tìm ra hoặc có gì không hiểu, hãy hỏi ai đó chuyên về vấn đề này. Không có gì nguy hiểm bằng làm một việc mà bạn không chắc chắn về nó. Đó là con đường ngắn nhất để làm hỏng hệ thống của bạn hoặc để máy tính của bạn nhiễm phải một trojan và một phần mềm gián điệp độc hại nào đó.
Phạm Thế Quang Huy