VIET ARROW

Luôn đồng hành cùng quý khách

(84-28) 3 9209 353

10 bước chuẩn bị và cài đặt Windows 7


1. Kiểm tra cấu hình thiết bị

Việc đầu tiên cần phải làm trước khi bắt tay nâng cấp OS cho hệ thống là bạn phải kiểm tra xem chiếc PC (desktop hay laptop) của mình có đủ khả năng tối thiểu (tốt nhất là vượt yêu cầu cơ bản của nhà sản xuất) để cài đặt Windows 7 hay không. Nếu PC đã cài Vista và cho khả năng xử lý ở mức chấp nhận được, câu trả lời sẽ là có.

Kiểm tra khả năng cài Windows 7 của hệ thống

Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, bạn cần ít nhất một PC có cấu hình cơ bản gồm CPU tốc độ 1GHz, RAM 1GB. Theo một số cuộc thử nghiệm của người dùng thì Windows 7 vẫn có thể hoạt động trên cả những thiết bị “quá đát” như máy Pentium II, tốc độ 266 MHz, RAM 96 MB. Tất nhiên, những loại PC đã cũ như trên sẽ không thể phát huy tối đa hiệu năng của Windows 7. Tốt nhất là bạn không nên phí tiền bản quyền để cài trên những PC này.

Nếu bạn vẫn chưa chắc chắn liệu hệ thống hiện thời của mình có thể chạy Windows 7 hay không, hãy tải về tiện ích Upgrade Advisor của Microsoft tại đây để xem xét khả năng của phần cứng thiết bị. Công cụ này sẽ kiểm tra hàng loạt thông số thiết bị và bạn sẽ có được câu trả lời cuối cùng về khả năng cài Windows 7.

2. Chọn phiên bản phù hợp

Có khá nhiều phiên bản Windows 7 khác nhau, nhưng bạn chỉ có thể mua được ba phiên bản trong số này là Home Premium, Professional và Ultimate. Với hầu hết người dùng thông thường, bản Home Premium sẽ là lựa chọn hợp lý nhất. Nếu công ty của bạn quyết định nâng cấp, hãy chọn bản Professional vì sẽ được hỗ trợ tốt hơn ở khả năng sao lưu hệ thống, giả lập XP...Ultimate là bản cao cấp nhất, gồm tính năng của tất cả phiên bản khác và hỗ trợ thêm chế độ mã hóa BitLocker.

Màn hình chào hỏi và các thông số lựa chọn khi cài

Điều cốt yếu cần quan tâm ở đây chính là bạn sẽ phải thực hiện quá trình cài đặt “sạch” - do đó, sẽ không thể mang theo những ứng dụng quen thuộc lâu nay trên OS cũ - nếu như tiến hành nâng cấp từ Vista lên Windows 7 khác phiên bản, chẳng hạn từ Vista Home Premium lên Windows 7 Professional. Điều này chỉ có ngoại lệ với bản Windows 7 Ultimate, nghĩa là bạn có thể nâng cấp từ bất kỳ bản Vista nào lên Windows 7 Ultimate mà vẫn không mất đi những phần mềm, thông số cài đặt khác, miễn là không “đổi gió” giữa bản 32 bit và 64 bit.

Đừng quên tới thao tác khảo sát giá, nhất là những trường hợp được ưu đãi, chẳng hạn gói sản phẩm dành cho hộ gia đình và đối tượng sinh viên. Ngoài ra, nếu như muốn cài đặt trên một PC mới, bạn có thể tiết kiệm chút ít khi dùng bản OEM. Phiên bản nâng cấp lên Windows 7 dành cho sinh viên chỉ có giá 29,99 USD (tương đương 600.000 VND). Trong khi đó, các hãng bán PC cũng được trợ giá nên người dùng cuối mua PC mới cài sẵn Windows 7 cũng được hưởng một khoản chiết khấu đáng kể.

3. Chọn 64-bit hoặc 32-bit tùy nhu cầu và khả năng đáp ứng của hệ thống

Hầu hết các PC mới được sản xuất gần đây đều hỗ trợ công nghệ 64 bit. Tuy nhiên, với Windows 7 nếu muốn sử dụng phiên bản “khủng” này, trước hết bạn phải có tối thiểu RAM 3GB.

Bạn cũng không cần phải lo lắng nếu phải tiếp tục sống chung với những chương trình 32 bit cũ. Windows 7 có khả năng tương thích rất tốt, do đó sẽ cho phép hầu hết các phần mềm thế hệ trước “sống khoẻ” trên OS 64 bit, ngoại trừ chút ít trục trặc về driver thiết bị và các trình diệt virus (đòi hỏi phải sử dụng đúng phiên bản và driver).

Thêm hai lựa chọn khác trước khi nhấp nút “Install now”

Một trong số những trở ngại khi dùng bản 64 bit là khả năng hỗ trợ công nghệ Flash của Adobe. IE8 bản 64 bit sẽ không thể hiển thị nội dung của các trang web có Flash. Nhưng bạn có thể “chữa cháy” một cách dễ dàng bằng cách dùng IE8... 32 bit. Chắc chắn Adobe sẽ chữa lỗi này trong nay mai.

Cả đĩa cài đặt bản 32 và 64 bit đều có trong hộp Windows 7 từ cửa hàng, do đó việc còn lại là bạn phải quyết định xem chọn bản nào. Lời khuyên là nếu như PC của bạn có thể cài bản 64 bit, hãy lựa chọn. Bởi lẽ những phần mềm phát triển cho công nghệ này sẽ không thiếu nay mai.

4. Sao lưu dữ liệu

Thỏa thuận bản quyền

Sau khi đã chọn được phiên bản và thủ sẵn Windows 7, việc tiếp theo nên làm là tiến hành sao lưu dữ liệu. Tiện tích Windows Backup có sẵn sẽ giúp bạn lưu những gì quý giá trên OS cũ của PC. Tuy nhiên, tốt nhất là bạn nên nhờ các công cụ của nhà sản xuất thứ ba để được hỗ trợ tốt hơn.

5. Chọn nâng cấp hoặc cài đặt tùy biến (Upgrade or Custom)

Nếu nâng cấp lên Windows 7 từ Vista, bạn sẽ có tùy biến Upgrade. Trong trường hợp PC chưa từng cài Windows, bạn chỉ có một lựa chọn là Install khi cho đĩa vào máy.

Các chế độ cài đặt

Chọn Custom sẽ giúp bạn có thêm một số lựa chọn khác như format và phân vùng ổ đĩa. Nếu bạn sẵn sàng cài lại các ứng dụng cũ, hãy chọn kiểu cài đặt “sạch”. Lưu ý là bạn sẽ phải cài đặt từ ổ đĩa DVD (hoặc USD) mà không thể cài Windows 7 ngay trong Windows cũ, nếu chọn giải pháp cài “sạch” lại từ đầu.

6. Chạy Windows Easy Transfer

Chọn phân vùng sẽ cài Windows 7

Hãy sử dụng tính năng này nếu bạn chọn Upgrade. Công cụ sẽ sao lưu và sau đó phục hồi dữ liệu như ảnh số, các thông số cài đặt của bạn (ngoại trừ các chương trình).

Có một giải pháp khác tốt hơn là bạn mua công cụ PCmover của Laplink, khi tiện ích này sẽ hỗ trợ bạn chuyển đổi tập tin, thông số cài đặt cũng như cả các ứng dụng từ OS cũ lên Windows 7.

7. Cập nhật, chạy và tắt phần mềm diệt virus

Windows 7 đang được cài đặt

Khi thực hiện quá trình nâng cấp lên Windows 7, Microsoft khuyến cáo bạn cập nhật dữ liệu, chạy và tắt phần mềm diệt virus. Theo chuyên gia an ninh Neil Rubenking, phần mềm diệt virus có thể ảnh hưởng tới quá trình nâng cấp hệ điều hành.

8. Hãy đảm bảo bạn đã kết nối Internet

Điều chỉnh thông số thời gian

Trong quá trình cập nhật, cài đặt, hệ thống sẽ tự động kết nối Internet để tải về bản cập nhật hệ điều hành Windows 7 từ máy chủ của Microsoft. Bạn có thể dùng kết nối LAN hoặc WiFi.

9. Tiến hành

Sau khi đã sao lưu dữ liệu và chuẩn bị mọi điều kiện khác, đây là lúc tiến hành cài đặt. Nếu bạn nâng cấp (Upgrade) từ Vista, hãy cho đĩa cài đặt vào ổ đĩa quang và chạy. Nhưng nếu chọn chế độ cài đặt cá nhân, hãy khởi động lại hệ thống với đĩa cài nằm sẵn trong ổ. Hãy chắc chắn bạn đã chọn đúng bản mình cần 32 hoặc 64 bit. Bạn sẽ phải thực hiện một số thao tác bằng bàn phím để hệ thống có thể boot vào ổ DVD. Bạn cũng có thể phải tùy chỉnh trong BIOS nếu chưa chọn ổ DVD làm thiết bị khởi động ưu tiên.

Bạn sẽ thấy thông điệp "Windows is loading files…” và thanh tiến trình, tiếp đến là màn hình “Starting Windows”. Sau đó bạn sẽ phải chọn ngôn ngữ, thời gian, bàn phím, định dạng hiện tại.

Nhấp Next và bạn sẽ thấy nút Install Now, nhưng trước khi tiếp tục bạn có thể tham khảo thêm một số liên kết hữu ích như “What to know before installing Windows" (Những gì bạn cần biết trước khi cài Windows ) và "Repair your computer." (Sửa chữa PC của bạn).

Nếu không quan tâm, bạn hãy nhất nút Install Now. Vẫn có một cơ hội để thao tác trở lại, khi trên màn hình kế tiếp bạn sẽ phải đồng ý với thỏa thuận bản quyền bằng cách nhấp vào hộp kiểm.

Khi thực hiện cài đặt ở chế độ nâng cấp (Upgrade), quá trình sẽ bắt đầu và thường lâu hơn khi chọn chế độ cài đặt Custom (chế độ cài đặt “sạch”). Thời gian tiến hành có thể kéo dài từ 45 phút đến 1 giờ. Trong khi đó, chế độ cài đặt “sạch” sẽ chỉ hết 30 phút hoặc ít hơn, tùy thuộc và tốc độ hệ thống.

Nếu chọn chế độ cài đặt Custom sẽ có thêm một số việc phải làm. Ở màn hình kế tiếp bạn sẽ thấy danh sách các phân vùng của ổ đĩa. Hãy chọn phân vùng muốn cài Windows 7. Nếu bạn muốn tạo một phân vùng khác để có thể sử dụng chế độ multiboot, hãy nhấp vào Advanced. Sẽ có thêm một số lựa chọn khác như xóa, format và tạo phân vùng mới.

Nếu muốn xóa hệ điều hành cũ, hãy chọn Format. Nếu không, quá trình cài đặt sẽ sao lưu các tập tin của hệ điều hành cũ và đưa vào thư mục Windows.old. Điểm cuối cùng đáng lưu ý là lựa chọn Advanced sẽ cho phép bạn chạy driver ở ổ đĩa ngoại vi và mở rộng phân vùng. (Điều này sẽ hữu dụng khi bạn có một ổ đĩa chưa được phân vùng ở dạng unallocated).

Giả sử chọn phương án cài đặt trên phân cùng chứa Windows cũ, bạn sẽ nhận được một thông báo cho biết các tập tin cũ sẽ được chuyển sang thư mục Windows.old. Thư mục này có thể được đặt tên windows.old.001... nếu như bạn tiến hành cài hai ba lần.

Chờ đợi trong chốc lát, Windows 7 sẽ sao chép các tập tin từ ổ đĩa DVD sang ổ đĩa cứng. Nếu ổ đĩa gặp trục trặc, quá trình cài sẽ bị ngưng và bạn sẽ phải thực hiện lại.

10. Sau khi cài

Một khi đã cài đặt, bạn sẽ phải nhập tên người dùng (tối đa 20 ký tự), tên máy (tối đa 15 ký tự). Sau đó bạn nhập mật khẩu, xác nhận mật khẩu và thông tin khôi phục (Các thông số này đều có thể thay đổi được). Tiếp đến nhập mã bản quyền sản phẩm. Nếu chọn chế độ dùng thử trial, bạn không cần phải quan tâm đến key kích hoạt trước 30 ngày sử dụng.

Lựa chọn các chế độ cập nhật hệ điều hành

Chọn thông số cài đặt an ninh. Theo chế độ mặc định, hệ thống sẽ bật tính năng tự động cập nhật hệ điều hành và kiểm tra trực tuyến để giải quyết các vấn đề gặp phải. Ngoài ra, còn có hai lựa chọn khác là "Install important updates only" (Chỉ cài đặt những bản cập nhật quan trọng) và "Ask me later," (Hỏi lại tôi sau này). Sau đó, bạn sẽ phải điều chỉnh thời gian hệ thống trong Time Zone. Thường thì Windows sẽ tự thao tác khi được kết nối Internet.

Bạn sẽ tới màn hình chào mừng với thông điệp "Windows is preparing your Desktop". Quá trình cài đặt thành công! Bạn có thể thấy thông tin cập nhật ở Windows Update nếu như có bản vá mới dành cho thế hệ Windows 7.

Nếu chọn chế độ nâng cấp Custom, hãy cài đặt các ứng dụng và phục hồi tập tin đã sao lưu trước đó. Một khi chuyển từ bản 32 bit sang 64 bit, bạn vẫn có thể cài đặt các ứng dụng 32 bit. Tuy nhiên buộc lòng bạn sẽ phải nâng cấp trình an ninh và một số driver thiết bị dành riêng cho phiên bản 64 bit.

Bạn có thể cài gói Windows Live Essentials miễn phí với một số ứng dụng thiết yếu như trình liên lạc Windows Live Essentials, ứng dụng duyệt ảnh số Photo Galler, một số công cụ khác như Mail, Movie Maker.

Bây giờ bạn đã có thể trải nghiệm với thế hệ Windows mới với giao diện đẹp mắt, tính năng hoàn hảo và khả năng xử lý vượt trội.

NHẬT VƯƠNG (Theo Pcmag)