1. Đừng do dự
Hãy thẳng tay xóa những bức ảnh xấu trước khi download về máy tính. Có thể bạn cho rằng tới một lúc nào đó sẽ sử dụng một trong những bức ảnh xấu đó, nhưng kinh nghiệm cho thấy điều đó chỉ làm bạn tốn thời gian. Vì thế hãy đừng do dự khi xóa những tấm hình này từ máy ảnh.
2. Chọn những bức hình đẹp nhất
Khi upload ảnh lên trang chia sẻ Flickr, hãy chắc rằng bạn chọn lựa những tấm hình tốt nhất cho những bức ảnh cuối cùng. Bởi bạn hoàn toàn có thể upload một đống ảnh lên Flickr nhưng thực ra người xem chỉ nhìn thấy ngay những bức ảnh cuối cùng mà thôi. Vì thế hãy upload ảnh dần dần, và chọn những cái nào đẹp nhất.
3. Không chia sẻ thẻ nhớ
Nếu bạn phải chia sẻ máy ảnh với một ai đó trong gia đình thì tốt nhất mỗi người cần có thẻ nhớ riêng. Điều này sẽ giúp bạn không phải duyệt qua hàng chục bức ảnh không phải của mình để tìm ra bức ảnh riêng. Hãy giữ cho mình riêng một chiếc thẻ nhớ để không phải tốn thời gian. Với lại giá thẻ nhớ hiện nay rất rẻ, chính vì thế ngay cả một đứa trẻ cũng có thể mua cho mình một chiếc thẻ nhớ riêng.
4. Đừng làm Photoshop quá tải
Kinh nghiệm cho thấy khi sử dụng Photosshop, tốt nhất là bạn chỉ nên mở vài file ảnh cùng lúc. Nếu mở quá nhiều file ảnh số lớn cùng lúc, Photoshop sẽ chậm đi, và trong một số trường hợp nó sẽ khiến máy tính trở nên chậm chạp.
5. Sử dụng chạc 3
Mặc dù có thể bạn đã nghe nói nhiều về điều này nhưng quả thực việc sử dụng giá đỡ 3 chân sẽ mang lại những hiệu quả đáng kinh ngạc. Các bức ảnh của bạn sẽ sắc nét hơn, không có hiện tượng rung và nhòe. Hãy mang theo mình một chiếc chạc 3 chân nhỏ gọn có thể dễ dàng để trong túi xách.
6. Giảm kích cỡ ảnh trước khi chia sẻ
Đừng vội gửi cho bạn bè hoặc upload lên các site chia sẻ những bức ảnh gốc bởi kích thước của chúng rất lớn và với tốc độ mạng hiện nay thì chắc chắn bạn sẽ mất thời gian khá lâu. Hãy sử dụng chương trình chỉnh sửa ảnh để giảm kích thước của những bức ảnh này, và bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian.
7. Tạo các bản sao nhỏ
Khi lấy các bức ảnh gốc từ máy ảnh, bạn nên sử dụng phần mềm để tạo ra bản sao nhỏ (kích thước nhỏ) của những bức ảnh này trên máy tính. Các bức ảnh gốc sẽ đưa riêng vào một thư mục, còn các bức ảnh sao bạn có thể đưa vào thư mục khác, để khi cần gửi cho bạn bè, bạn chỉ việc lôi bản sao ra là xong, vừa dễ dàng vừa không mất thời gian điều chỉnh kích thước. Còn các bức ảnh gốc, bạn có thể giữ chúng để chỉnh sửa hoặc in ấn khi cần.
8. Sao lưu ảnh
Thao tác này khá quan trọng và nên được thực hiện thường xuyên bởi bạn không thể chắc chắn rằng máy tính của mình không hỏng, và ổ cứng không bị phá hủy vào một lúc nào đó. Bạn nên sử dụng ổ cứng ngoài để sao lưu và một chương trình đồng bộ kiểu như Sync Back.
9. Tạo nhiều bản sao lưu
Trước khi xóa ảnh khỏi thẻ nhớ máy ảnh, bạn nên copy ảnh vào máy tính và ổ cứng ngoài. Rồi sau đó sắp xếp ảnh theo ngày, và mỗi năm đều tiến hành backup vào đĩa CD. Nếu làm được điều đó thì những bức ảnh quý giá của bạn sẽ không bao giờ bị mất hoặc thất lạc.
10. Chụp ảnh nhanh
Nếu thời gian trễ giữa những lần bấm máy dài, bạn nên giữ cửa chớp máy ảnh ở trạng thái mở một nửa để khi chụp được bức ảnh mong muốn một cách nhanh hơn. Kỹ thuật này rất tuyệt nếu bạn chụp những đứa trẻ hoặc động vật không ngừng di chuyển. Tuy nhiên, cũng cần chú ý rằng việc để cửa chớp mở một nửa sẽ khóa điểm nét, và nếu vật thể cần chụp chuyển động về phía bạn hoặc ra xa, bạn lại phải mở lại cửa chớp và đưa nó về trạng thái mở một nửa.